Gỗ trắc là gỗ gì?

Gỗ trắc ( gỗ cẩm lai ) là loại gỗ thân to cao, có mùi chua được phân bố chủ yếu ở các vùng miền Trung như ở các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam và cũng được trồng dải rác ở các vùng khu vực Nam Bộ. Thân cây cao có độ cao trung bình khoảng 25m, đường kính của thân cây rơi vào 80 đến 100cm, vỏ cây: nhẵn, màu xám nâu, nhiều xơ. Là một loại cây rất thích ánh sang, và là thân gỗ nên chúng phát triển khá lâu. Chúng chủ yếu được chồng ở những nơi có độ cao khoảng 500m trở nên.
Đây thuộc nhóm một trong nhóm gỗ quý của Việt Nam.
Phân loại gỗ trắc:
Ở Việt Nam thì chúng ta có 3 loại gỗ trắc phổ biến chính là trắc đen, trắc đỏ và trắc vàng, nhưng hiện nay chúng ta có thêm một số loại gỗ trắc nữa đã du nhập vào thị trường đó chính là trắc dây và trắc Nam Phi.
Gỗ trắc đen (trắc ta):



Đây là loại gỗ chắc có thân cây màu đen và được người dân của chúng ta vô cùng thích chúng có giá trị còn lớn hơn cả so với loại gỗ trắc đỏ thông thường.



Gỗ trắc đỏ:



Gỗ trắc đỏ là loại gỗ không được người Việt Nam ưa dùng lắm, nhưng lại rất được người Trung Quốc ưa thích và bên Trung Quốc còn gọi gỗ trắc đỏ bằng cái tên Hồng Mộc. Loại gỗ này chúng bị xuống màu rất nhanh và nhanh chóng chuyển thành màu đen, nhưng khi xuống màu đen thì chúng không được màu đen đẹp như gỗ trắc đen được. Hiện tại loại gỗ này chủ yếu được chồng và cung cấp là ở nước Lào và Campuchia.
Gỗ trắc vàng:



Gỗ trắc vàng là loại gỗ có giá trị thương mại thấp hơn so với hai loại gỗ trắc trên khá nhiều nhưng nó vẫn thuộc trong loại gỗ hiếm, điều khiến chúng vẫn còn được sử dụng nhiều đó chính là gỗ này sau một khoảng thời gian sử dụng mà của chúng sẽ xuống thành màu nâu khiến cho chúng rất đẹp mắt. Thường được sử dụng để tác các loại tượng ví dụ như Tượng Quan Âm, Tượng Quan Công, Tượng Phật, Tượng Đạt Ma,… Trắc vàng ở Việt Nam được trồng rải rác ở các khu vực miền trung và tây nguyên, nhưng Lào và Campuchia vẫn là hai nơi cung cấp chủ yếu của loại gỗ này.
Gỗ trắc dây:



Trắc dây có một đặc điểm khác so với các loại gỗ trắc khác đó chính là gỗ trắc dây thuộc loại thân leo chúng sống dựa vào các loại cây cao lớn khác để phát triển, và chúng phát triển rất lâu vì là cây ăn bám. Chúng có chiều dài từ 11m đến 15m, những gốc vài trăm tuổi trong những khu rừng già cũng chỉ có thể đạt đường kính tối đa là 30cm, loại gỗ này rất hiếm. Kích thước của trắc dây rất hạn chế cho nên chúng thường được dùng để là các loại đồ có giá trị như bàn ghế, mặt sập, mặt của tủ nhưng giá thành của chúng lại khá rẻ.



Gỗ trắc Nam Phi



Trắc ngố tên gọi khác của trắc Nam Phi nghe tên thôi thì bạn cũng hẳn đã biết đây là loại gỗ nhập khẩu của Châu Phi chứ không có được trồng ở khu vực Việt Nam hay là Lào, Campuchia. Đặc điểm của loại trắc này là chúng không hề có tinh dầu cho nên gỗ sẽ không có mùi hương như những loại kia bù lại thì nó lại rất là nặng và cứng cùng với đó vân của chúng khá là đẹp và đều nhau. Nhưng ở chúng lại có đặc điểm rất xấu đó chính là tôm gỗ to, hay bị nứt gỗ do vậy giá thành của nó chỉ bằng 10 đến 15% so với các loại gỗ thông thường khác thôi.
- Xem thêm : Các loại tượng làm từ gỗ trắc