Gỗ trắc là gì? Gỗ trắc là loại gỗ có giá trị cao và ngày càng quý hiếm, Tượng gỗ Tâm Phúc xin được chia sẻ một số thông tin cơ bản về gỗ trắc để quý khách hàng, quý độc giả tham khảo như sau:
Hình ảnh gỗ trắc
1. Thế nào là gỗ trắc?
Gỗ trắc là loài thực vật thuộc họ Đậu được Pierre mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1898.
Cây Gỗ Trắc ngoài tự nhiên
Gỗ trắc có đặc điểm:
– Bền: Trắc thuộc cây gỗ lớn, rất cứng và nặng, không bị cong vênh, chịu mưa nắng tốt. Bàn ghế, giường tủ đóng bằng gỗ trắc có thể sử dụng bền đẹp hàng trăm năm
– Đẹp: Tom gỗ (thớ gỗ) rất mịn, vân chìm nổi như mây, gỗ có mùi chua nhưng không hăng, trong gỗ có tinh dầu nên khi chà giấy ráp hoặc lau chùi thì tinh dầu nổi lên rất bóng, khi đốt có mùi thơm dịu và tàn màu trắng ngà như tàn thuốc lá.
– Quý : Gỗ trắc là loại gỗ quý, có giá trị cao và ngày càng khan hiếm.
Do đặc tính cứng và bền, chịu được các yếu tố môi trường tốt nên trước đây, gỗ Trắc được dùng làm cột mốc biên giới, làm cột nhà sàn, cọc tiêu. Sau này, gỗ trắc được các gia đình khá giả dùng đóng bàn ghế, giường, tủ, sập chân quỳ… Những năm gần đây, gỗ trắc được các thương gia Trung Quốc săn lùng và tìm mua theo kg với giá cao. Gỗ có khổ càng lớn, càng cũ thì càng giá trị. Ví dụ: cây cột nhà cũ đường kính 25cm nặng 200kg cũng có giá hơn 100 triệu đồng, có những chiếc sập gỗ trắc giá 1 tỉ đồng. Vì vậy, việc sở hữu gỗ trắc không chỉ để sử dụng mà đó còn là một tài sản tích trữ của gia đình.
2. Phân loại gỗ Trắc:
- Theo danh mục của Nhà Nước về gỗ nhóm 1: thì gỗ trắc có 4 loài: Trắc Nam Bộ, Trắc đen, Trắc Căm-bốt, Trắc vàng
- Các loại gỗ trắc thực tế trên thị trường hiện nay: Trắc đen, trắc đỏ, trắc dây, trắc Nam Phi. Cụ thể:
*Trắc đen (trắc ta): là loại gỗ trắc có màu đen, hiện đang được giới chơi đồ Việt Nam ưa chuộng nhất và có giá trị sử dụng hơn cả trắc đỏ. Gỗ trắc đen có từ tỉnh Quảng Bình trở vào được gọi là trắc ta. Thực tế gỗ trắc đen cũng có ở khu rừng lân cận là Lào và Campuchia.
Gỗ Trắc Đen
Tuy có giá thành thấp hơn gỗ trắc đỏ nhưng gỗ trắc đen lại không hề thua kém về giá trị sử dụng cũng như là chất lượng: có bề mặt bóng mịn, không bị mối mọt hay cong vênh, có khả năng chịu lực tốt và tác động của môi trường, đặc biệt là với màu đen đẹp và sang trọng của mình thì gỗ trắc đen đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người. Chính vì vậy, loại gỗ này cũng mang lại những giá trị rất cao trong thiết kế nội thất hay gia dụng: bàn ghế, giường, tủ,….
*Trắc đỏ: là loại gỗ trắc có màu đỏ được giới chơi đồ Trung Quốc rất ưa chuộng (gọi là Hồng Mộc). Gỗ trắc đỏ để lâu cũng xuống màu đen nhưng không đen bằng trắc đen. Gỗ trắc đỏ hiện nay chủ yếu được khai thác bên Lào và Campuchia.
Gỗ Trắc Đỏ
*Trắc vàng: là loại gỗ trắc có màu vàng tuy không đắt bằng trắc đen và trắc đỏ nhưng cũng thuộc loại rất quý hiếm. Gỗ trắc vàng để lâu xuống màu sẫm rất đẹp. Ở Việt Nam, cây gỗ trắc vàng mọc rải rác trong các khu rừng Quảng Nam (Hiên, Giằng, Phước Sơn), Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế trở vào Nam, nhiều nhất ở Kon Tum (Đắc Tô, Sa Thầy). Ngoài ra trắc vàng cũng có ở Lào, Campuchia.
Gỗ Trắc Vàng
*Gỗ trắc dây: còn có tên gọi khác là gỗ trắc gai, trắc dây là một loại cây bụi lớn, dạng thân leo có chiều dài từ 11m đến 15m, lá của trắc dây có hình mọc cách lông chim có màu hơi đỏ mặt trên và xám mặt dưới. Hoa có màu trắng hoặc ngả vàng và mỗi quả chỉ có 1 hạt, hạt hình thoi dẹp có kích thước 1,2 cm.
Gỗ Trắc Dây
Trắc dây không thuộc họ thân thảo có tay phụ leo như mướp, bầu,bí . Trắc Dây sống tựa vào thân cây to khác để phát triển tương tự như cây nhót hay cây hoa giấy. Vì họ nhà thân leo sống dựa vào thân khác nên trắc dây phát triển chậm . Những gốc cây trong rừng già sống vài trăm năm thì đường kính tối đa cũng chỉ vào khoảng 30 cm rồi dừng lại. Vì kích thước hạn chế nên trắc dây có giá không thể cao bằng trắc đỏ, trắc đen hay trắc vàng, những loại gỗ khổ rộng có thể đóng được những món đồ có giá trị như mặt sập, mặt bàn ghế…
– Gỗ trắc Nam Phi (hay còn gọi là trắc Ngố): là loại gỗ trắc nhập khẩu từ các khu rừng của Châu Phi. Trắc Nam Phi không có mùi thơm (không có tinh dầu) nhưng cũng rất cứng, rất nặng và có vân rất đẹp. Tuy nhiên vì thớ gỗ rất to, hay bị nứt nẻ, và cũng mới nhập vào thị trường Việt Nam nên có giá thấp, chỉ bằng 10-15 % giá gỗ trắc thông dụng trên thị trường.
3. Cách nhận biết gỗ trắc
Để nhận biết gỗ trắc, trong dân gian người ta dùng các phương pháp cơ bản như sau :
a) Nhìn (dùng đèn pin rọi và quan sát bằng mắt thường)
+ Sắc gỗ màu: đen, vàng hoặc đỏ; gỗ để lâu xuống màu đen, màu đỏ sẫm, dùng dao hoặc giấy ráp đánh nhẹ có thể thấy màu đỏ sẫm, vân chìm
+ Vân gỗ chìm, những gỗ gốc vân xoắn xít nổi lên từng lớp từng lớp rất đẹp,
+ Thớ gỗ: rất mịn , nhỏ, thi thoảng có thớ màu đen.
Thực tế gỗ trắc đen, trắc đỏ để lâu ngày xuống màu rất dễ nhầm với gỗ cẩm lai. Để phân biệt, người ta soi đèn pin, gỗ cẩm lai sẽ nổi lên vảy cá, gỗ trắc không có vảy.
b) Ngửi: đánh giấy ráp, hoặc dùng dao sắc cạo nhẹ sạch bụi , rồi ngửi trực tiếp vào gỗ thấy mùi thơm nhẹ.
Gỗ trắc Nam Phi không có mùi , gỗ trắc dây mùi ngai ngái , gỗ trắc đen và trắc đỏ là thơm nhất.
Khi đốt, gỗ trắc đen, trắc đỏ, trắc vàng có nhiều tinh dầu, sẽ nổ lốp bốp cháy sùi nhựa khói tỏa hương thơm nhẹ, tàn màu trắng đục như thuốc lá.
c) Trọng lượng: gỗ trắc rất nặng, gỗ trắc nặng hơn gỗ lim.
Một số hình ảnh tượng nghệ thuật làm từ các loại gỗ trắc:
Di Lặc Vác Nấm Linh Chi gỗ Trắc
Chào Mào Đậu Cành Mai gỗ Trắc
Nhất Long Vờn Ngọc – Gỗ Trắc
>> Xem Thêm Tượng nghệ thuật gỗ Trấc