Skip to content
Home » Phải nắm rõ 7 lưu ý thỉnh tượng Phật này để không mắc phải những điều kiêng kỵ

Phải nắm rõ 7 lưu ý thỉnh tượng Phật này để không mắc phải những điều kiêng kỵ

Tượng Phật không phải là việc ngẫu hứng thích là mua được. Việc rước, thỉnh tượng Phật phải xuất phát từ sự thành tâm của mỗi Phật tử.

Thờ tượng Phật với tâm hướng luôn luôn mong mỏi lĩnh hội được ngọn đèn trí tuệ của các Ngài.

Để biết điều đúng sai, một lòng hướng thiện giúp ích cho đời. Chứ không phải để cầu ban phước trừ họa, che dấu để làm điều bất lương.

Phật và ý nghĩa của việc thờ Phật:

Phật là trạng thái đạt tới trạng thái giác ngộ rốt ráo, rạng ngời của những thiên linh, sinh linh và nhiều sinh thể khác trong đó có con người trên con đường tu học. Thành tựu ấy có được là do tu thân (sửa mình) mà thành.

Có rất nhiều bậc Phật khác nhau tương ứng với thành tựu tu tập, mỗi bậc Phật cũng thực hiện các hoạt động giáo hoá, phổ độ chúng sinh khác nhau, nên có các danh hiệu Phật khác nhau.

Năng lượng mà các vị Phật truyền đến chúng ta là khối lượng kiến thức khổng lồ, trong đó có kiến thức về bệnh và chữa bệnh, kiến thức về lao động và sáng tạo, kiến thức giúp chúng ta giải thoát khỏi vòng nhân quả luân hồi…

Tượng Phật A Di Đà

Bởi vậy, những người có nội tâm cân bằng và hài hoà sẽ khởi lòng tôn kính và biết ơn, vì người ấy có năng lực tự chứng nhận năng lượng sáng tạo.

Mặt khác họ truyền dạy kiến thức ấy cho những chúng sinh và cho người chưa biết, chưa hiểu nhằm tỉnh thức họ.

Phần lớn chúng ta chưa hiểu biết là do bản ngã còn lớn, vô minh còn dày, nên dựa vào lời khuyên ấy mà tôn kính, mà tu, mà học hỏi, tránh coi thường, xúc phạm các bậc thầy cao cả vì đó là bậc thầy của mỗi chúng ta.

Chính nhờ đức tin và nhờ các trải nghiệm mà sau đó, chúng ta có thể tích lũy đủ năng lượng tình yêu, đủ nội lực để giác ngộ.

Tuy nhiên, cũng có nhiều người cái “Ngã” còn lớn, có tầm nhìn chủ quan hạn hẹp nên coi thường kiến thức tự nhiên.

Thậm chí họ còn phỉ báng, cố tình phá hỏng các hình tượng Phật, coi cái gì mình hiểu mới là đúng nhất.

Các vị Phật từ bi không trừng phạt ai cả, nhưng ý thức và hành động vô ý thức ấy là phạm vào luật nhân quả.

Với những người này, bản thân chúng ta nên biết cẩn thận, tu nhân tích đức trước tiên phải làm tròn đạo làm người đầu tiên.

Trong cuộc sống hàng ngày và cũng là đạo làm người, các cụ khuyên con cháu là tôn kính, bảo vệ, không làm hư hại tranh tượng Phật và các đấng cao cả.

Với người bình thường, không có tà tâm, ý nghĩ trong sáng thì có ý thức cẩn thận, nên nếu do tự nhiên khách quan mà phần vật chất bị xước, hỏng thì có thể sửa chữa, khắc phục.

Ý nghĩa sâu xa nhất của việc thỉnh, rước tượng Phật để thờ là để thông qua đó vị Phật “an cư, tồn tại” trong tâm của người rước đặt, người tiếp xúc được hiển lộ.

Việc rước, thỉnh tượng Phật về thờ không phải là việc ngẫu hứng, thích là làm được mà cần xuất phát từ sự thành tâm của mỗi người.

Người có tâm hướng Phật, muốn thờ Phật mới nên thỉnh tượng Phật về để thờ tại gia.

Nhiều người lầm tưởng rằng thờ Phật là để cầu ban phước, trừ họa, che dấu để làm điều bất lương nhưng ý nghĩa này hoàn toàn sai.

Thờ Phật giúp con người ta hướng tâm, soi rọi tâm hồn, biết điều gì đúng điều gì sai, một lòng hướng thiện giúp ích cho đời.

Cách thỉnh tượng Phật về thờ – 7  lưu ý khi rước, thỉnh tượng Phật:

  1. Ngày tốt thỉnh tượng Phật thường được chọn là những ngày vía Phật Bà Quan Âm như : 19/02 là ngày Đản Sanh, 19/06 là ngày thành đạo, 19/09 là ngày xuất gia. Nhưng theo thực tế, việc thỉnh tượng Phật ngày nào không quá quan trọng, chủ yếu là Phật tử đã chuẩn bị nơi bài trí nghiêm trang và thành tâm đón Phật là được.
  2. Khi rước, thỉnh tượng Phật ra khỏi cửa hàng, cơ sở sản xuất tượng… Phật tử đi thẳng về nhà ngay, không ghé dừng lại giữa đường ở bất kỳ nơi đâu. Khi thỉnh Phật về nhà lập tức thượng an vị tượng Phật lên bàn thờ, không để trên bàn hay ghế. Do đó, gia chủ cần chuẩn bị mọi thứ trên bàn thờ Phật cho chu đáo trước khi thỉnh tượng Phật về an vị.
  3. Thờ tượng Phật thì bàn thờ phải trang nghiêm, hàng ngày cần quét dọn, rút bớt chân hương, nếu hoa trái khô héo thì nên thay mới để cúng dường.

Tượng Phật Di Lặc

  1. Vào những ngày sóc vọng (ba mươi, mùng một- mười bốn, mười lăm âm lịch hàng tháng) thì nên sắm sanh nhang đèn, hoa trái trang nghiêm dâng cúng.
  2. Không nhất thiết phải lau tượng mỗi ngày. Chỉ khi nào nhận thấy tôn tượng Phật bị khói bụi bám vào thì mới “tắm” tượng. Dùng một chiếc khăn sạch mới tinh lau tôn tượng Ngài theo hướng từ trên xuống cho đến khi sạch sẽ.
  3. Không nên xức các loại nước hoa thơm cho tượng Phật. Vì đó là những sản phẩm với hương vị đặc thù tạo ra sự dính mắc, trói buộc và mê đắm cho thế gian, nói chung là “mùi thơm bất tịnh”.
  4. Nếu muốn thỉnh về thờ Phật tại gia, gia chủ chỉ cần tới chùa để các thầy hướng dẫn cách chọn tượng cho phù hợp với từng mục đích thờ cúng của mình và gia đình. Tượng Phật có nhiều loại như: tượng Bổn Sư Thích Ca, tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát, Tượng Phật A Di Đà, tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát, tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát… tượng Phật được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như: nhựa composite, gỗ, đá, gốm sứ hoặc bằng đồng,… Nếu nhà chật có thể thay thế tượng bằng tranh Phật cũng được.
  5. Thờ tượng Phật phải thành tâm, gia chủ phải giữ gìn Ngũ giới, đặc biệt là không sát sinh tại tư gia. Nên tập chay tịnh vào ngày mùng 1, ngày rằm và các ngày vía Chư Phật – Bồ Tát (nhiều hơn hoặc nếu trường chay thì càng tốt). Giữ gìn thân-khẩu-ý trong sạch, tham thiền, niệm Phật, lạy sám hối, làm lành lánh dữ…
  6. Rất nhiều quý Phật tử thưởng gửi tượng Phật vào chùa để cúng dường và góp phần công đức vào việc xây dựng nhà chùa.
Nếu quan tâm những tượng gỗ đẹp, xin mời liên hệ :

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *